Bánh Tráng Gạo Lứt Bao Nhiêu Calo?
Bánh tráng là linh hồn của nhiều món cuốn Việt Nam, được biến tấu đa dạng trong những món ăn khác nhau. Thay vì được làm từ gạo trắng thông thường, bánh tráng gạo lứt được làm từ gạo lứt, dùng cuốn nem, làm gỏi cuốn hay bánh tráng trộn đều rất hấp dẫn. Cùng tìm hiểu thêm về loại thực phẩm đặc biệt này nhé!
Bánh tráng gạo lứt
Bánh tráng gạo lứt là loại bánh được làm từ bột gạo lứt, tinh bột sắn được tráng mỏng và phơi khô. Bánh có màu nâu nhạt (gần như màu be nâu), độ dày vừa phải, dai và dễ cuốn. Bánh được làm từ gạo lứt - loại tinh bột chuyển hóa chậm, tạo cảm giác no lâu giúp hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
Cách làm bánh tráng gạo lứt
Bước 1: Pha bột
Gạo lứt sau khi ngâm sẽ được xay thành bột nước, nêm nếm thêm một xíu muối để bánh có vị đậm đà. Bánh tráng gạo lứt nhà Tây Nguyên Food - Việt Nam làm hoàn toàn từ gạo lứt, không độn thêm gạo trắng, không phụ gia, không chất bảo quản nên bánh sẽ không dẻo như các loại bánh thông thường nhưng vẫn rất dai ngon nha!
Bước 2: Tráng bánh tráng gạo lứt
Sau khi pha bột người ta sẽ đến bước tráng bánh. Tráng bánh tráng gạo lứt cũng tương tự như bánh tráng gạo, người ta sẽ đổ nước vào nồi và căng một tấm vải khuôn trên miệng nồi. Sau khi nước được đun sôi, đổ bột gạo vào giữa khuôn rồi dùng vá tạo hình. Sau đó đậy nắp chờ khoảng 3-4 phút cho bánh chín, dùng cây tròn lăn lấy bánh cho ra phên.
Bước 3: Phơi bánh
Bánh sau khi tráng sẽ được cho ra phên rồi mang đi phơi nắng khoảng 4-5 tiếng cho bánh khô. Sau đó tiếp tục để trong chỗ thoáng mát 2-3 tiếng rồi gỡ bánh đem đi bảo quản là hoàn thiện